Tìm hiểu các cấp bậc trong quản lý nhân sự
Làm việc độc lập và chỉ đạo cấp dưới. Có kinh nghiệm dùng kỹ năng riêng khi làm việc độc lập. Đào tạo và giám sát cấp dưới.
Không phải đơn giản mà Quản lý nguồn nhân lực nằm trong 19 nghề “hot” nhất nước Mỹ vào năm 2016 – theo Business Insider. Tại Việt Nam, để đưa ra các giải pháp hiệu quả cho vấn đề liên quan đến lĩnh vực nhân sự vẫn còn nhiều hạn chế. Các công ty hiện nay muốn phát triển lớn mạnh hơn thì cải thiện tình hình này là điều rất cần thiết.
Để công việc quản trị nhân sự đạt kết quả tốt thì cần lưu ý những điểm sau đây:
– Đa dạng tính cách.
Hiểu rằng mỗi một nhân viên của bạn về năng lực, mục tiêu, cách thức làm việc đều khác nhau. Từng người có riêng suy nghĩ, động lực phấn đấu và mong đợi từ cấp trên. Là người quản lý, bạn cần đối diện với vấn đề này bằng cách chấp nhận sự khác biệt và đối xử mỗi người theo mỗi kiểu. Tập trung khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của từng đối tượng.
– Phát triển nhân viên.
Đối với cấp dưới ít kinh nghiệm, người quản lý cần có sự hỗ trợ công việc, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn. Đồng thời, tạo không gian để họ học cách tự giải quyết vấn đề. Giúp họ hiểu được bạn chấp nhận việc họ sẽ phạm lỗi, mạo hiểm với ý tưởng mới, chịu trách nhiệm về mình bằng cách đưa những nguồn lực để họ tự xử lý khó khăn công việc.
Đối với nhân viên lâu năm, người quản lý nên thường xuyên trao đổi, phổ biến những chiến lược, kế hoạch và mục tiêu phát triển của công ty. Nâng cao mức quan tâm, cống hiến của họ dành cho công ty. Cho họ thấy tương lai của mình tại nơi này.
Đối với những trở ngại khác từ cấp dưới không phù hợp thì điều trước tiên nên làm là kiểm soát cảm xúc. Kế tiếp là phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề là do năng lực của họ hay thiếu sự cố gắng.
– Giao nhiệm vụ và kiểm tra.
Biết cách phân công nhiệm vụ, không quá ít cũng không quá nhiều. Có thể khi trao trọng trách, nhà quản lý sẽ không ít lo lắng về khả năng hoàn thành công việc của cấp dưới. Vậy nên cần đoán định những rủi ro, tình huống xử lý. Cách thức giao phó rất quan trọng, việc gì cho ai, lúc nào thì nên kiểm soát.
Phân cấp nhân sự
Dựa vào 4 tiêu chí gồm: Mức độ đóng góp; Thành quả; Phạm vi; Mức độ thành thạo mà ta phân cấp nhân sự thành 7 bậc.
1. Bậc 1
Số năm kinh nghiệm tại công ty: từ 0- dưới 1 năm.
Làm việc theo chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên. Có khả năng phát hiện và xử lý vấn đề.
2. Bậc 2
Số năm kinh nghiệm tại công ty: từ 1-2 năm.
Có năng lực nhận nhiệm vụ và chịu sự kiểm soát từ cấp lãnh đạo. Khả năng chuyên môn chưa sâu, cấp trên cần phải chỉ dẫn thêm. Với kiến thức và kỹ năng bắt đầu lộ trình thăng tiến nghề nghiệp. Làm việc chủ động.
3. Bậc 3
Chức vụ tương đương Chuyên viên, Phó phòng, Trưởng phòng.
Thực hiện nhiệm vụ công việc độc lập. Khả năng chuyên môn sâu. Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng để chuyên nghiệp hơn. Giải quyết các công việc bằng sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và chịu kiểm soát từ cấp cao hơn.
4. Bậc 4
Chức vụ tương đương Giám đốc, Trưởng phòng.
Làm việc độc lập. Chuyên nghiệp về chuyên môn, tự phân tích và xử lý vấn đề mà không cần lãnh đạo cấp cao giám sát. Dùng khả năng, kỹ năng để đào tạo nhân viên cấp dưới.
Kinh nghiệm lâu năm, được công nhận trong phạm vi tổ chức. Tích lũy thêm kỹ năng để thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
5. Bậc 5
Chức vụ tương đương Tổng Giám đốc, Giám đốc.
Làm việc độc lập và chỉ đạo cấp dưới. Có kinh nghiệm dùng kỹ năng riêng khi làm việc độc lập. Đào tạo và giám sát cấp dưới.
Ngoài trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, những thành tích và nghiên cứu được ghi nhận trong tổ chức. Có khả năng tạo và chỉ đạo phần việc liên quan công nghệ, kinh doanh, phương pháp trong công ty.
6. Bậc 6
Chức vụ tương đương Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Có kinh nghiệm làm việc lẫn đào tạo kỹ năng riêng cho cấp dưới. Thành tích, nghiên cứu được thừa nhận ở phạm vi ngành như những chuyên gia, có tầm ảnh hưởng trong nước. Có khả năng tạo và chỉ đạo phần việc liên quan công nghệ, kinh doanh, phương pháp trong và ngoài công ty.
Đóng góp cho ngành và chịu trách nhiệm tình hình kinh doanh của công ty.
7. Bậc 7
Chức vụ tương đương Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đối với người đạt cấp độ này thì tầm ảnh hưởng mở rộng ra phạm vi thế giới. Là người có thể tạo ra xu hướng mới, tác động mạnh đến các thay đổi của ngành, cấu trúc ngành. Chỉ đạo, dẫn dắt hướng đi cấp dưới, công ty, phát triển ngành nghề.
Leave a Reply