Hàng ngàn nỗi khổ của sinh viên tốt nghiệp xin việc ai thấu hiểu cho

Giờ đây, những câu nói kiểu như: “thế là sắp bị thất nghiệp rồi”, “đang ở nhà ăn bám thầy u” hay “không biết có xin được việc không” đã trở thành những câu nói cửa miệng quen

Nhiều người nghĩ rằng, sinh viên mới ra trường sẽ được vùng vẫy, được tự do khám phá những chân trời mới mẻ, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Lúc còn đi học thì chỉ muốn mau mau chóng chóng để được thoát khỏi trường. Nhưng đến khi đi làm rồi, bạn mới thấy rằng, được ngồi trên giảng đường sung sướng và nhàn hạ như thế nào. Vì sao ư? Những nỗi khổ này chỉ sinh viên mới thấu hết.

1 – Sinh viên mới ra trường – sợ lương bèo bọt

Nếu bạn có thành tích học tập tốt mà không chịu ra ngoài kiếm một công việc từ khi còn là sinh viên, chắc chắn sau này bạn sẽ phải chấp nhận đi làm với mức lương chẳng đủ tiền ăn uống, xăng xe, điện thoại. Vì bạn không có kinh nghiệm, nên chẳng công ty nào muốn nhận. Nếu có, thì bạn phải làm không công, hoặc được hỗ trợ vô cùng ít, khoảng 500k – 1 triệu thì sao mà sống qua ngày.
Thế là, dù đã ra trường, bạn phải “ăn bám” bố mẹ thêm vài tháng nữa. Nếu ai mà chưa có “gấu” thì cũng xác định luôn là ế dài dài vì thân mình còn chưa lo xong, nói gì lo đến người khác. Vì vậy, ngay từ thời sinh viên, hãy kiếm một hai công việc đúng chuyên ngành vừa để kiếm kinh nghiệm, vừa để va chạm với đời. Như thế sau này mới giỏi được.

2 – Stress và căng thẳng kéo dài

Những kỳ thi, bài luận,… ở giảng đường đã khiến bạn bị stress ư? Đó chưa là gì so với áp lực công việc. Làm sai ở trường học, bạn có cơ hội gỡ điểm, thi lại. Nhưng sai sot ở công ty, bạn sẽ bị sếp mắng té tát, thậm chí bị trừ lương đuổi việc. 8 tiếng mệt mỏi ở công ty, chưa kể tăng ca, về nhà còn phải ôm một đống việc không ngơi tay, xong còn áp lực về chỉ tiêu phải đạt được, bao nhiêu thứ đổ ập lên đầu khiến bạn bị căng thẳng. Để giải quyết chuyện này, bạn cần phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống, phải chăm tập chỉ thể dục thể thao, ăn uống điều độ giữ sức khỏe và đôi lúc nên tự thưởng cho mình bằng những chuyến đi du lịch ngắn ngày.

3 – Sinh viên mới ra trường – nguy cơ thất nghiệp cao

Giờ đây, những câu nói kiểu như: “thế là sắp bị thất nghiệp rồi”, “đang ở nhà ăn bám thầy u” hay “không biết có xin được việc không” đã trở thành những câu nói cửa miệng quen thuộc của nhiều sinh viên năm 3,4 sắp tốt nghiệp. Điều này đã phần nào nói lên về thực trạng việc làm của số đông sinh viên mới ra trường phải đối mặt. Thật vậy, khi mới tốt nghiệp, có biết bao nhiêu mơ ước, hoài bão, và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã bị dập tắt bởi những cái gáo nước lạnh có tên là thất nghiệp. Kinh nghiệm làm việc thì không có, chẳng ai muốn nhận một sinh viên mới ra trường như bạn, nhưng vì sức ép từ gia đình, bạn bè, xã hội và cả chính bản thân khiến bạn rất khó khăn trong việc lựa chọn một công việc yêu cầu ít kinh nghiệm mà lương thấp. Hay kể cả khi bạn đã chán ngấy cái cảnh phải đi thực tập không lương, và bạn quyết định đi tìm một công việc lương cao để xin vào làm bằng được, nhưng một lần nữa bạn vẫn không được gọi. Thế là chẳng biết từ bao giờ, bạn phải chịu cảnh ngồi nhà dài hạn, tay chân thì không biết từ lúc nào chây ỳ, tâm chí thì chán nản, bố mẹ thì luôn thúc ép tìm việc. Nói chung là bạn sẽ cảm thấy bị tù túng không năng động và cứ thế vòng lặp cứ kéo dài dẫn đến việc thất nghiệp dài hạn xảy ra.

4 – Sinh viên mới ra trường không có quan hệ rộng

Ngoài bố mẹ anh chị em họ hàng ra thì hình như chúng ta cũng chỉ biết mặt thêm mấy người hàng xóm. Đến một nơi xa hoắc làm việc, chả ai thân quen để mà nhờ vả bấu víu. Quan trọng hơn là trong công việc, không có mối quan hệ trong ngành sẽ rất khó để chúng ta được việc. Làm việc này không có chị A giúp, làm việc kia không có anh B đỡ. Thân cô thế cô, cảm nhận sự cô lập và cô độc thẩm thấu dần vào người.

5 – Sinh viên mới ra trường sợ không làm được việc

Việc sinh viên mới ra trường sợ không làm được việc là chuyện khá phổ biến bời vì hầu như những kiến thức các bạn sinh viên được dạy ở trường là chỉ là lý thuyết trong khi công việc thực tế lại chẳng liên quan gì mấy đến 4,5 năm trời học đại học. Những người hay lo lắng và tự ti về bản thân là những người thường xuyên gặp vấn đề này. Điểnh hình là việc họ thường không dám ứng tuyển vào những vị trí đòi hỏi cao hơn về mặt kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn và thế là họ tự vứt đi rất nhiều cơ hội. Có một thực tế rằng, không hẳn những gì nêu ra trong quảng cáo tuyển dụng là bạn phải đáp ứng bởi một khi nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng hướng đến đối tượng là sinh viên thì việc thiếu kinh nghiệm đôi khi có thể được bù đắp bởi những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan khác.

Mọi chuyện tưởng như đã kết thúc khi bạn tìm việc. Nhưng không, vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản. Mọi việc bạn được giao sao chẳng giống những gì được học ở trường. Bạn thiếu kinh nghiệm thực tế, nên chẳng làm được việc gì ra hồn. Dù rất cố gắng nhưng vẫn không thể sắp xếp được công việc vào vị trí, trong khi xung quanh ai ai cũng làm tốt bổn phận của mình. Những lúc như thế này, đừng quá hoang mang, giấu dốt, đừng ngại hỏi, hãy mạnh dạn tìm tòi học hỏi. Không ai chê trách những người mới làm cả, họ luôn sẵn sàng chỉ dạy tân tình và chỉ cần 2,3 tuần đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng quen việc thôi.

6 – Sinh viên mới ra trường dễ bị bóc lột

Mới ra trường, ai chẳng hừng hực khí thế muốn cống hiến cho công ty. Lợi dụng suy nghĩ này, nhiều doanh nghiệp ra sức “bóc lột” nhân viên, thực tập sinh mới đi làm. Họ giao cho sinh viên hàng tá các công việc vặt đơn giản khiến các bạn sinh viên mới ra trường dễ chán nản vì cảm thấy mình phí phạm thời gian, công sức và chi phí cơ hội mà chẳng học được gì nhiều. Hồi trước, mình cũng rất hay nhận được nhiều lời tâm sự của các bạn sinh viên rằng: ” ngày nào cũng như ngày nào em phải làm cả đống công việc vặt mà chẳng thực sự liên quan gì đến chuyên ngành, em đã đi thực tập được hơn 3 tháng mà những gì em làm chỉ là đóng dấu, in tài liệu, đi xin chữ ký, dấu xác nhận, và xin hơn một chút là nhập số liệu. Thử hỏi với những kinh nghiệm tay chân nhiều như thế thì làm sao em có thể xin được những công việc mà em mong muốn”.

Nếu các bạn đang rơi vào tình trạng này, thì kinh nghiệm của tôi là các bạn cần phải tạo mối quan hệ thật tốt với các anh chị hướng dẫn bạn trong công ty, làm việc chăm chỉ hơn nữa để giải quyết xong sớm đống công việc vặt đó, sau đó xin các anh chị cho mình tham gia, giúp đỡ và hỗ trợ vào những công việc yêu cầu về mặt kỹ thuật nhiều hơn, như thế cơ hội học hỏi sẽ mở ra rất nhiều. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đi thực tập, bạn nên về muộn như các anh chị làm chính thức. Đây chính là một trong những tuyệt chiêu tạo sự tin tưởng với các anh chị đồng nghiệp hơn, đặc biệt là đối với sếp một người rất hay về muộn trong công ty. Tuy nhiên, các bạn không chỉ nên dừng lại mỗi thế mà còn cần phải xác định thêm những gì bạn còn thiếu để có thể làm được việc từ đó học thêm các khóa học kỹ năng và chuyên môn bổ trợ. Cơ hội việc làm sẽ tự động mở ra trước mắt bạn nếu áp dụng đúng cách trên.

7 – Bạn bè cũ mất tăm mất hút

Lúc chia tay thì hẹn lên hẹn xuống ra trường phải tụ tập, phải thường xuyên hẹn hò, thế mà giờ đây, đứa nào đi đường đứa nấy. Bởi công việc bận quá khiến bạn chẳng còn thời gian đi chơi với đám bạn cũ, lâu ngày thành ra quên mất nhau, khi nào nhận được cuộc gọi từ đứa bạn cũ, đừng vội mừng nhé, chắc chúng nó mời đi đám cưới thôi. Sau khi ra trường, hãy chủ động liên lạc với bạn cũ, mời họ 1 tách café hay 1 bữa tối. Điều này không chỉ giúp

8 – Ấm ức cảnh vùi dập tài năng

Bạn là thủ khoa ư? Bạn là cán bộ Đoàn xuất sắc ư? Bạn có là ngôi sao sáng trên bầu trời đêm thì cũng chỉ là một cô cậu sinh viên mới ra trường thôi. Khi đi làm, kinh nghiệm và số năm công tác mới là tiêu chí chuẩn mực của năng lực. Nếu bạn háo hức muốn nhanh chóng được tham gia vào các dự án chính, đưa ra sáng kiến, cách tân thì hãy cẩn thận với cách ứng xử của mình ở trốn công sở. Hãy nhớ rằng, khi mà bạn bước vào làm việc ở một công ty, điều đó có nghĩa là bạn đã đẩy sự cạnh tranh lên một bậc và khi bạn cứ cố thể hiện tài năng của mình ra trước mặt đồng nghiệp khác, thì sự “lo sợ” cho vị trí của những người làm cũ cũng tăng thêm một bậc. Điều này không phải là hiếm ở nhiều công ty, đặc biệt là việc “giấu nghề”, đùn đẩy công việc vặt cho sinh viên thực tập và “chơi xấu” vẫn luôn hiện hữu ở nhiều nơi trong môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt như hiệnn nay.

9 – Mất định hướng nghề nghiệp

Khi còn ở trong trường, bạn khao khát được trở thành ông nọ bà kia, làm việc mình thích. Nhưng sau khi bước chân ra xã hội rồi, bạn mới thấy rằng cuộc sống không màu hồng như mình nghĩ, bạn không thể sống chung với công việc hiện tại, và thế là bạn rơi vào tình trạng mất định hướng nghề nghiệp, chẳng muốn làm gì cũng chẳng thích làm gì.
Đừng chán nản khi mất phương hướng, cứ từ từ rồi sẽ tìm ra cách giải quyết. Con người ai chẳng có sở thích, định hướng riêng, chẳng qua là bạn chưa khám phá ra mà thôi.
Tóm lại, không sao kể hết được nỗi khổ của những tân cử nhân. 1, 2, năm… và có thể 7, 8 năm bạn mới có thể tìm được công việc mà mình cảm thấy hài lòng, thấy mình dần “ổn định” trong một quỹ đạo… Điều quan trọng, hãy kiên trì, bước từng bước và thành công chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *